Tin tức|

Thưa các quý vị đại biểu

Báo chí Việt Nam cũng như thế giới đang phải đối mặt với khủng hoảng do cạnh tranh từ thông tin trên Internet, báo chí truyền thống đang bị thu hẹp dần. Thậm chí các toà báo danh tiếng hàng trăm năm trên thế giới cũng phải chịu áp lực thay đổi hoặc đóng cửa. Vậy trong thời đại của báo chí công dân và Internet, điều gì khiến cho nhà báo và báo chí vẫn còn cần thiết? Liệu có gì để các tờ báo và nhà báo có thể cạnh tranh và trở nên khác biệt với các tin tức ở trên Internet, giống như là trên blog, facebook hoặc trên twitter? Đó có lẽ là tính đáng tin cậy bởi vì nhà báo có quy trình tác nghiệp và các nguyên tắc kiểm chứng, là điều mà các dạng tin khác như Internet khó đảm bảo được. Chính vì vậy, điều tra là thế mạnh của báo chí truyền thống để có thể tồn tại được trong thời đại Internet như hiện nay. Ở Việt Nam, sau khi Đổi mới, điều tra mang đến một thế mạnh, có ảnh hướng và tiếng nói trong lĩnh vực báo chí.

Những bài điều tra chống tiêu cực trong cuối những năm 1980 và những năm 1990 đã góp phần tạo nên những tờ báo lớn, có tên tuổi như Tuổi Trẻ TPHCM, Thanh Niên, hoặc Lao Động. Báo chí điều tra mang lại cho xã hội và công chúng cảm giác có thêm một chỗ dựa khi có bất công, và cảm giác được tham gia vào sự vận hành của xã hội, công lý, theo hướng tốt hơn. Nói một cách dân dã là, có thể giải toả bức xúc của người dân và cho xã hội. Báo chí điều tra mang lại cho báo chí và các nhà báo cách làm việc có mục tiêu, được tôn trọng, được hoan nghênh, đôi khi là có giải thưởng. Đồng thời khiến các nhà báo họ cảm thấy họ được làm công việc tốt nhất. Hiện nay, một số nhà báo ở Việt Nam chịu chấp nhận đối mặt với nguy hiểm, áp lực để viết bài điều tra với nghiệp vụ cao không kém gì báo chí quốc tế. Họ đã đưa ra ánh sáng nhiều việc có lợi ích công như chống tội phạm, chống giang hồ có tổ chức, các hành vi tham nhũng, tiêu cực, bảo vệ an toàn sức khoẻ, môi trường đối với người dân. Nếu báo chí điều tra bị yếu đi thì sẽ mất một chỗ dựa quý giá đối với người dân, cơ quan nhà nước, doanh nghiệp khi cần lên tiếng để đảm bảo cho sự công bằng, phải trái của xã hội. Tuy nhiên hiện nay với sự phát triển của kinh tế xã hội, thể chế, báo chí điều tra ở Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Để vượt qua thách thức này và để giữ vững vai trò phát triển được thì báo chí điều tra cần phải đưa lên mặt bằng mới, cả về nghiệp vụ và môi trường Pháp luật. Các nhà báo điều tra cần được hỗ trợ một cách bài bản, được đầu tư nghiệp vụ tốt hơn, để đảm bảo sự chính xác, khách quan các bài báo, tránh những sai sót đáng tiếc. Sự hỗ trợ này có thể đến từ Nhà nước, đến từ Biên tập, Toà soạn báo. Đồng thời, các tổ chức đào tạo báo chí, như là nỗ lực mà chúng tôi đang làm, đồng thời các nhà báo điều tra cũng cần được Pháp luật bảo vệ khi hành động vì lợi ích công.

Như chúng ta đã biết, thể loại điều tra có thể mang lại nhiều thành quả nhưng buộc nhà báo phải dấn thân, đối mặt nguy hiểm, phải đầu tư về thời gian và tiền bạc rất nhiều so với các thể loại khác. Báo chí điều tra cũng phải đối mặt với các cáo buộc về phía Pháp luật do tính chất nhạy cảm về nội dung, vì vậy nếu báo chí về lợi ích công không được hưởng quyền miễn trừ về phía Pháp luật hơn các báo chí vì mục đích khác như thương mại, đôi khi vì mục đích tư lợi, riêng tư, thì báo chí điều tra sẽ khó khăn và ít động lực để thực hiện. Tôi thấy rất nhiều nước trên thế giới, không chỉ các nước phương Tây, cũng đã áp dụng việc sử dụng lợi ích công cho các nhà báo khi các nhà báo đối mặt với các cáo buộc về mặt Pháp luật. Cụ thể hơn là nếu các báo chí vì lợi ích công không có lợi ích riêng tư, ác ý và khi đã làm đủ trách nhiệm và nghiệp vụ, ví dụ như tuân thủ các thông tin để kiểm chứng, đưa thông tin chính xác, công bằng thì sẽ được hưởng quyền miễn trừ trước Pháp luật. Tức là được giảm nhẹ tội khi mà có vi phạm Pháp luật nhưng vì làm lợi ích công thì sẽ được hưởng quyền miễn trừ để giảm nhẹ một phần tội hoặc có thể được giảm toàn bộ. Việc phân biệt rõ ràng này và việc chắc chắn Pháp luật sẽ bảo vệ nhà báo vì lợi ích công sẽ buộc các Toà soạn, các nhà báo phải tuân thủ các nghiệp vụ, các nguyên tắc và đạo đức. Đồng thời luật pháp có thể trừng trị các nhà báo sử dụng báo chí vì mục đích tư lợi hay ác ý mà không gây ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần của các nhà báo khi làm vì lợi ích công. Các nhà báo điều tra vì lợi ích công có thể an tâm và có động lực làm việc hơn.

Việc định nghĩa thế nào là lợi ích công ở Việt Nam chắc có lẽ phải bàn rất là nhiều, còn đây là tôi xin giới thiệu định nghĩa của báo chí Anh để chúng ta có thể tham khảo. Quy tắc đạo đức của Uỷ ban khiếu nại báo chí Anh định nghĩa như sau: Lợi ích công lợi ích của công chúng trải rộng từ danh sách từ bệnh nhân trong bệnh viện, quản lý yếu kém, tham nhũng, sử dụng công quỹ sai, tình trạng đóng thuế chi trả cho phúc lợi, tình trạng các hành vi phản xã hội hay các hành vi đáng nghi ngờ… gồm những việc như thế này, vạch trần, phát hiện những hành vi tội ác như phản xã hội, ngăn chặn việc công chúng bị lừa đảo do phát ngôn, hành vi của một người hay một tổ chức, công khai thông tin, cho phép nhân dân được đưa ra những quyết định tốt hơn, đầy đủ thông tin hơn về những vấn đề quan trọng đối với công chúng ở những trường hợp năng lực yếu kém và ảnh hưởng đến công chúng. Bốn là khơi nguồn tranh luận về những vấn đề bị yếu, thúc đẩy tính liêm chính và đáng tin cậy trong quá trình đưa ra quyết định đầu tư công, chống lừa đảo và tham nhũng, thúc đẩy tính liêm khiết và cạnh tranh của giá trị đồng tiền, giúp mọi người hiểu và phản biện những quy định ảnh hưởng đến họ. Đây là những lĩnh vực được định nghĩa là lợi ích công, khi nhà báo viết về những đề tài này và nhấn mạnh là nhà báo viết về đề tài này nhưng phải làm hết trách nhiệm báo chí, đầy đủ, phải viết công bằng, khách quan, không bị sai, thì như thế sẽ được hưởng quyền miễn trừ. Như thế chúng ta đã phân biệt được rõ ra là nhà báo làm vì lợi ích công và làm hết trách nhiệm và bên cạnh là những nhà báo làm không làm hết trách nhiệm hoặc là làm vì mục đích khác. Phân biệt được như vậy thì các nhà báo điều tra tốt sẽ được bảo vệ, cảm thấy an tâm hơn khi làm việc.
Điều tra thì hiếm khi thực hiện một mình, điều tra đầu tiên là nỗ lực có tính phụ thuộc và tính kiên trì, sự say mê của cá nhân phóng viên, nhưng mà họ cần sự hỗ trợ của các biên tập viên và các tờ báo, là những người ra quyết định cuối cùng cho việc có công bố hay không và sẽ công bố như thế nào.

Xin cảm ơn Đại sứ quán Đan Mạch đã hỗ trợ cho dự án Báo chí trách nhiệm, Trung tâm Sáng kiến Truyền thông và Phát triển thực hiện hội thảo này.

Comments are closed.

Close Search Window