MDI trên báo chí|

Đào tạo nghiệp vụ báo chí điều tra một cách bài bản sẽ giúp nhà báo hành nghề chuyên nghiệp hơn, đúng pháp luật, đạo đức nghề nghiệp và góp phần công khai, minh bạch, dân chủ hóa thông tin trên mọi lĩnh vực phát triển của mỗi quốc gia.

Tại hội thảo khoa học quốc tế đầu tiên về “Kinh nghiệm Việt Nam và quốc tế về nghiệp vụ báo chí điều tra” diễn ra ngày 31/3 tại Hà Nội, một số vấn đề cơ bản trong tác nghiệp điều tra của các nhà báo Việt Nam và Anh quốc đã được chia sẻ như quy trình tòa soạn, nghiệp vụ nhập vai của phóng viên. Những nội dung này hiện cũng chưa được đào tạo nhiều trong các cơ sở đào tạo báo chí tại Việt Nam hiện nay.

Phát biểu tại hội thảo, PGS, TS. Trương Ngọc Nam, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền, cho biết: “Nghiệp vụ báo chí, trong đó có nghiệp vụ báo chí điều tra cần được giảng dạy một cách bài bản để sinh viên hành nghề phù hợp về mặt pháp luật và đạo đức”.

Đặc biệt là vấn đề lợi ích công và các phạm vi tác nghiệp của các nhà báo làm công tác điều tra báo chí. Theo bà Trần Lệ Thủy, Giám đốc Trung tâm Sáng kiến Truyền thông và Phát triển MDI, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam: “Một số nhà báo Việt Nam đối mặt với nguy hiểm, áp lực để viết bài điều tra với nghiệp vụ không kém báo chí quốc tế. Họ cần được pháp luật bảo vệ khi hành động vì lợi ích công. Họ cần được sự hỗ trợ bài bản từ Nhà nước, từ ban biên tập, được đầu tư nghiệp vụ tốt hơn để đảm bảo sự chính xác, khách quan trong bài báo, tránh sai sót đáng tiếc”.

Thùy Hương

Xem bản gốc tại đây

Comments are closed.

Close Search Window