Nghiệp vụ báo chí|

Ảnh: Pexels

Smartphone (điện thoại thông minh) xoay quanh mọi nhu cầu của chúng ta – chúng có vai trò ở mọi nơi, ở nhà, ở nơi làm việc, nơi giải trí. Chúng thường có ổ cứng lớn hơn và bộ vi xử lý mạnh hơn một vài loại máy tính xách tay.

Thị trường ứng dụng (apps) thu về khoản lợi nhuận khoảng 80 tỷ đô la mỗi năm và có đến 6 triệu ứng dụng để ta lựa chọn, các nhà báo có thể tải xuống tất cả các phần mềm hỗ trợ cho công việc của mình. Một trong những chức năng luôn được quan tâm bởi những nhà báo di động – hay còn gọi là mojos (mobile journalists) – chính là chức năng chụp ảnh. Những ứng dụng nâng cao như FiLMiC Pro, BeastcamCamera+ có thể biến máy ảnh tiêu chuẩn của điện thoại thông minh thành máy ảnh kỹ thuật số với ống kính phản xạ đơn hoặc DSLR… kiểu như vậy.

Phần lớn các bài báo đều chọn viết về những ứng dụng này và các ứng dụng máy ảnh nâng cao khác. Nhưng chúng ta hãy thử đào sâu hơn các tính năng máy ảnh trên điện thoại iPhone thông thường, học cách sử dụng thành thạo chúng trước tìm hiểu sâu hơn các ứng dụng nâng cao.

Tôi không trở thành một người đào tạo báo chí di động rồi mới học cách quay video. Chuyên môn của tôi là kể chuyện bằng video – sản xuất, đạo diễn, viết và ghi hình hàng nghìn câu chuyện và chương trình TV vào khung giờ vàng. Vì vậy, cách tiếp cận của tôi rất thực tế và đã được thử nghiệm nhiều.

Tôi thường được các học viên của mình hỏi: “Tôi có cần mua ứng dụng FiLMiC đó không?” Câu trả lời của tôi đơn giản chỉ là một câu hỏi: “Bạn có thật sự cần nó không?” Và họ luôn không biết. Vì vậy, tôi hỏi: “Bạn có biết rằng ứng dụng camera trên điện thoại thông minh của bạn có thể quay video chỉ bằng cách bấm và giữ lâu nút chụp ảnh không?”

Mẹo của tôi là: Hãy tìm hiểu các tính năng của ứng dụng máy ảnh có sẵn của điện thoại, và chỉ mua một ứng dụng nâng cao khi bạn cần nhiều tính năng hơn.

Trong một bài viết trước của GIJN (tiếng Anh), tôi đã nói về những dấu hiệu nhận biết liệu bạn có cần một chiếc điện thoại mới hay không. Vì vậy, giả sử bạn đã có một chiếc điện thoại thông minh mà bạn hài lòng với nó. Tôi sẽ sử dụng chiếc điện thoại của mình – chiếc iPhone 12 Pro Max – làm ví dụ. Nhưng hầu như tất cả các tính năng tôi đang nói đến đều có sẵn trên các dòng điện thoại trước đó của Apple chạy iOS 14 – là hệ điều hành phát hành vào năm ngoái – và trên nhiều các nền tảng khác, bao gồm cả Android.

Tùy chỉnh máy ảnh của bạn trong phần Cài đặt

Trước khi bạn chụp ảnh, hãy xem các tùy chọn cho máy ảnh bằng cách đi tới “Cài đặt” và sau đó chọn “Máy ảnh”, bạn sẽ tìm thấy các tùy chọn khác nhau. Tôi chỉ liệt kê vài tùy chọn trong số đó:

Ảnh: Chụp màn hình

Formats (Định dạng): Bạn sẽ thấy hai hoặc ba cài đặt, tùy thuộc vào cấu hình của bạn: “Hiệu quả cao” (HEIV / HVEC) sẽ giảm kích thước tệp; “Tương thích nhất” (JPEG / H264) tạo ra các tệp lớn hơn; “ProRAW” là các tệp 10 bit có thể được chỉnh sửa hậu kỳ với hiệu ứng ấn tượng (khả dụng trên iPhone 12 Pro và Max). Các tệp JPEG sử dụng khả năng tính toán của điện thoại để tạo ra một bức ảnh hoàn thiện hơn. Các tệp ProRAW sẽ không sắc nét hoặc có hiệu quả cao cho đến khi bạn xử lý chúng. Chúng cung cấp khả năng kiểm soát cân bằng trắng và vùng sáng tốt hơn, đồng thời cung cấp phạm vi chuyển động lớn hơn trong bóng tối và tông màu da.

Câu hỏi đặt ra cho các nhà báo điều tra là: Liệu bạn có cần hay có thời gian để xử lý những bức ảnh của mình đến mức này không?

Ảnh: Chụp màn hình

Record Video (Quay video): Chọn tốc độ khung hình và độ phân giải bạn cần; Độ phân giải càng cao, chất lượng tổng thể càng tốt, nhưng bạn sẽ cần nhiều dung lượng hơn. Nói chung, bạn có thể quay ở “Độ nét cao” 1080p, nhưng các tùy chọn cho phép độ phân giải 720p thấp hơn và 4k cao hơn. Nếu bộ nhớ trên điện thoại bạn khá hạn chế, hãy sử dụng độ phân giải thấp hơn. Tính năng “tiết kiệm dung lượng” của Apple để quay video 720p thời lượng 1 phút tốc độ 30 khung hình/giây (fps) chiếm khoảng 40mb dung lượng trên điện thoại của bạn, trong khi video 4k, dung lượng chiếm khoảng 170mb. 30 khung hình/giây là tiêu chuẩn online (và cũng được các đài truyền hình ở Hoa Kỳ sử dụng); 24 khung hình/giây mang lại cảm giác giống một bộ phim hơn và một số ứng dụng cho phép 25 khung hình/giây phù hợp với các yêu cầu phát sóng TV ở Châu Âu và Úc.

Lời khuyên của tôi là trừ khi bạn thực sự cần, nếu không đừng quay ở tốc độ 24 hoặc 25 khung hình/giây nếu bạn không thể chỉnh sửa ở các tốc độ khung hình đó.

Record in Slo-Mo (Quay chậm): Các mẫu điện thoại iPhone hiện tại có thể quay video chuyển động chậm ở 120 hoặc 240 khung hình / giây. (điều này nghe có vẻ phản trực quan, nhưng bạn cần quay nhanh hơn để phát lại chậm hơn.)

Thu âm Stereo: Bạn có cần âm thanh stereo trên một thiết bị mà không ghi lại nhiều đường tiếng (track) hoặc chia nhiều đường tiếng không? Bạn luôn có thể thêm một bản nhạc đơn âm thứ hai trong bản chỉnh sửa nếu bạn cần nhận “đơn âm kép” như “âm thanh nổi”. (Stereo, hay âm lập thể/âm thanh nổi là phương pháp mô phỏng lại âm thanh được phát ra từ ít nhất hai hoặc nhiều nguồn khác nhau, khi phát chúng được phát ra từ trái sang phải hoặc ngược lại, tạo ra ảo giác giống như tai đang nghe âm đó từ nhiều hướng – ND.)

Lời khuyên của tôi là: Nếu bạn cần các bản ghi âm chia tách đường tiếng (split track audio recordings) – ví dụ để mix hoặc chỉnh sửa giữa hai nguồn phỏng vấn hoặc giữa âm thanh chính và âm nền, bạn sẽ cần sử dụng một máy ghi riêng biệt như Zoom H1 để có được hai đường tiếng.

Các biểu tượng trên màn hình điều khiển máy ảnh

Ảnh: Courtesy Ivo Burum

Đèn flash: Bật đèn flash bằng cảm biến thủ công hoặc tự động.

HDR: Đây là viết tắt của High Dynamic Range, “Tiêu chuẩn hình ảnh với nhiều dải nhạy sáng động” được sử dụng để chụp ảnh đẹp hơn trong các tình huống có bóng sâu và vùng sáng rất sáng. Ở chế độ HDR, máy ảnh sẽ chụp ba bức hình:

• Hình ảnh ở độ phơi sáng tiêu chuẩn.

• Hình ảnh thừa sáng cho phép thấy được rõ những chi tiết trong bóng tối.

• Hình ảnh thiếu sáng làm giảm mức độ sáng để các vùng trắng không bị nhòe và hiển thị nhiều chi tiết hơn.

Hình ảnh cuối cùng là tổng hợp của ba hình ảnh trên. HDR có thể được bật hoặc tắt (“Cài đặt/Setting” rồi đến “Máy ảnh/Camera”) hoặc để ở chế độ Tự động, chế độ này sẽ kích hoạt HDR khi ứng dụng cảm nhận được bóng hoặc vùng sáng. Ở chế độ Thủ công, HDR hiển thị ở trên cùng bên trái của màn hình.

Hẹn giờ: Chế độ này cho phép bạn chụp ảnh selfie với hai tùy chọn thời gian (3 hoặc 10 giây).

Chế độ đặt hướng khung hình

Ảnh: Chụp từng ảnh hoặc một loạt ảnh tĩnh, theo hướng dọc hoặc ngang. Đây có thể là ảnh tĩnh hoặc ảnh động chạy khi bạn chạm vào chúng. Ở chế độ Ảnh, máy ảnh sẽ tự động lấy nét hoặc bạn có thể di chuyển rồi nhấn vào ô vuông màu vàng để lấy nét thủ công. Sử dụng tùy chọn “Chụp nhanh” trên các kiểu máy đời mới, nhấn và giữ cửa trập màu trắng để kích hoạt video, trong khi di chuyển sang bên phải sẽ khóa video. Chế độ “Hình vuông” tạo ra một khung hình vuông tối ưu cho nhiều ứng dụng mạng xã hội, như Instagram. Nhấp vào đầu mũi tên mà bạn có thể thấy ở bên trái trên các điện thoại đời mới để hiển thị các tùy chọn về khung hình.

Ảnh: Courtesy Ivo Burum

Chân dung: Chức năng này tạo ra hiệu ứng độ sâu trường ảnh, cho phép bạn tạo bố cục ảnh với chủ thể sắc nét và sau đó thay đổi khẩu độ – hoặc – tốc độ màn chập để tạo nền mờ và mất nét, hoặc lấy nét hơn, ngay cả sau sau khi bạn chụp. Chụp ảnh chân dung, mở thư viện ảnh của bạn, nhấn vào “Chỉnh sửa/Edit” và từ đó thay đổi tốc độ màn chập (the f stop) thành một số lớn hơn để có độ sâu trường ảnh lớn hơn, sẽ hiển thị phần nền nhiều hơn hoặc một số nhỏ hơn cho độ sâu trường ảnh nông để lấy nét vào đối tượng ở phía trước bằng cách làm mờ các chi tiết khác.

Toàn cảnh: Để tạo ảnh toàn cảnh, hãy giữ điện thoại theo hướng dọc (dọc), nhấn nút chụp và xoay khi bạn chụp, theo mũi tên.

Video: Quay dọc (dọc) hoặc ngang (ngang). Khi chọn hướng, hãy xem xét toàn bộ nền

Quay chậm chuyển động: (Xem ở trên)

Tua nhanh: Máy ảnh ghi lại cảnh quay ở các khoảng thời gian đã chọn để tạo video tua nhanh (hoặc chuyển động nhanh). Khi bạn chọn chế độ tua nhanh và nhấn vào nút chụp, máy ảnh của bạn sẽ ghi lại cảnh quay định kỳ (1 giây sau mỗi 6 giây, vì vậy nếu bạn quay trong 60 giây, bạn sẽ có 10 giây video) cho đến khi bạn nhấn lại vào nút chụp. Sử dụng ứng dụng Hyperlapse miễn phí để thay đổi khoảng thời gian. Dưới đây là một số khoảng thời gian hiệu quả: 1 giây cho lưu lượng truy cập di chuyển và các đám mây di chuyển nhanh; Khoảng thời gian 1-3 giây đối với hoàng hôn, mặt trời mọc hoặc những đám mây di chuyển chậm.

Chế độ ban đêm: trên điện thoại iPhone mới nhất, máy ảnh của bạn sẽ tự động kích hoạt Chế độ ban đêm để chụp trong điều kiện ánh sáng yếu. Bạn có thể điều chỉnh độ dài ảnh bằng cách nhấn nút Chế độ ban đêm và sử dụng thanh trượt. Giống như bất kỳ máy ảnh nào sử dụng tốc độ cửa trập thấp, bạn cần giữ máy ảnh của mình ổn định.

Lấy nét và Phơi sáng

Image: Courtesy Ivo Burum

Mẹo cải thiện việc Lấy nét và Độ phơi sáng trong ảnh và video:

• Làm nét chủ thể bạn muốn làm nổi bật.

• Duy trì khoảng cách của bạn với đối tượng của bạn trong khi chụp để giúp lấy nét; tránh đến quá gần nếu bạn không muốn đối tượng của bạn bị mở.

• Sử dụng Tự động lấy nét, sau đó chỉnh độ nét bằng cài đặt Thủ công.

• Khi chụp chân dung, hãy phơi sáng để chọn tông màu da.

• Nói chung, phơi sáng để tránh hình ảnh bị trôi và bóng để tránh làm mất chi tiết. Bạn sẽ cần phải quyết định những gì phù hợp nhất.

• Bạn thường nên chụp với ánh sáng qua vai vào đối tượng, nhưng đừng ngần ngại với góng bóng và chụp vào ánh sáng để tạo hiệu ứng.

• Trong điều kiện ánh sáng rất yếu, hạn chế chuyển động của máy ảnh càng nhiều càng tốt, bằng cách sử dụng chân máy.

• Tránh thu phóng, vì rất khó thu phóng mượt mà, mặc dù iPhone 12 Pro có phạm vi thu phóng quang học 4 x và phạm vi thu phóng kỹ thuật số 10 x. Nếu bạn cần thu phóng, hãy thử và sử dụng tính năng thu phóng quang học, vì nó không làm giảm ảnh chụp và lấy nét nhiều.

Điện thoại thông minh đa ống kính

Image: Courtesy Ivo Burum

Hầu hết các điện thoại thông minh đều có ít nhất hai ống kính. Dòng điện thoại iPhone mới có thể có ba ống kính: Ống Siêu rộng: 13 mm (120 ° của chế độ xem), khẩu độ f / 2.4; Ống Rộng: 26 mm (cảm biến lớn hơn 1,7um pixel), khẩu độ f / 1,6; Ống kính tele 65 mm, khẩu độ f / 2.2. Ống kính rộng có cảm biến lớn hơn, có nghĩa là các pixel lớn hơn nhạy sáng hơn (xem bài viết này trong Mojo Workin giải thích về chỉ số pixel).

Finally, don’t be afraid of your camera settings; play with them to better understand their function. Framing is critical to telling your story, so turn on the screen grid in the settings area to help you focus on your main subject. Play with the settings and when you need more control, such as over the shutter (the speed of the lens), or ISO (the electronic sensitivity of the camera’s sensor), or control over white balance, look for a paid-for advanced stills or video camera app.

Cuối cùng, đừng ngại “vọoc” phần cài đặt máy ảnh của bạn; hãy đào xới, thử nghiệm chúng để hiểu rõ hơn về các chức năng của máy. Thiết lập khung hình/Framing là cực kỳ quan trọng để có thể kể câu chuyện của bạn, vì vậy hãy bật lưới màn hình (Grid) trong cài đặt để giúp bạn căn chỉnh, tập trung vào chủ thể chính. Hãy dùng thử các chế độ cài đặt trong máy trước. Nếu sau đó bạn vẫn cần điều chỉnh nhiều hơn, chẳng hạn như tốc độ màn trập (tốc độ của ống kính) hoặc ISO (độ nhạy điện tử của cảm biến của máy ảnh) hay kiểm soát cân bằng trắng, hãy tìm đến các ứng dụng nâng cao hoặc ứng dụng quay video có trả phí.

Đối với ứng dụng video nâng cao, hãy thử FiLMiC Pro. Đối với ứng dụng ảnh tĩnh nâng cao, hãy thử Camera +. Hãy tiến lên nào, những Mojo.

[ẢNH] Tác giả: Ivo Burum là một nhà báo và nhà sản xuất truyền hình từng đoạt giải thưởng, có trụ sở tại Melbourne, Úc. Ông có hơn 30 năm kinh nghiệm sản xuất chương trình giờ vàng và các bài giảng về truyền thông tại Đại học La Trobe. Tiên phong trong lĩnh vực báo chí di động, Ivo điều hành Burum Media, một công ty tư vấn truyền hình trực tuyến và web. Cuốn sách mới nhất của ông là “The Mojo Handbook: Theory to Praxis”.

Bài gốc How to Take Better Images on Your Smartphone

Comments are closed.

Close Search Window